Phân biệt bạc hà và rau húng và tác dụng bất ngờ của loại cây này

Phân biệt bạc hà và rau húng

Phân biệt bạc hà và rau húng

“Bạc hà có phải là rau húng không?” là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời. Mặc dù khá giống nhưng bạc hà và rau húng là hai loại cây khác biệt. Hôm nay, dầu dừa cô Ba sẽ giúp bạn phân biệt 2 loại rau gia vị này nhé!

Bạc hà có phải là rau húng không?

Nội dung chính

Là 2 loại rau gia vị thường được dùng trong chế biến ẩm thực, bạc hà và húng lủi thường dễ bị nhầm lẫn. Tuy không gây hại nhưng bạc hà và rau húng là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, 2 loại cây này có mùi thơm và hương vị khác biệt nên sử dụng đúng cách là việc rất cần thiết.

Cách phân biệt bạc hà và rau húng 

1. Rau húng

Rau húng thuộc dạng cây thảo, có mùi thơm khá đặc trưng, thân rễ mọc thành chùm dưới đất, phát triển rất nhanh. Lá của rau húng thường nhỏ, thuôn dài, mép lá có hình răng cưa.

Rau húng còn có tên gọi khác là húng lủi, húng nhủi, húng dũi, húng bạc hà…Tên khoa học của rau húng là Mentha aquatica.

rau húng

Cây rau húng

Vì rau húng phát triển rất nhanh nên cũng rất dễ trồng. Bạn có thể dễ dàng trồng rau húng trong thùng xốp hoặc trong một khoảnh đất nhỏ. 

Rau húng thường được dùng làm rau gia vị trong các bữa ăn hoặc chế biến cũng món ăn để tạo hương vị. Ngoài việc dùng làm gia vị, rau húng còn có thể xua đuổi muỗi và được sử dụng như một loại thảo dược từ tự nhiên.

 2. Bạc hà

Tên khoa học của bạc hà là Mentha arvensis, tên tiếng Anh là Mint và có xuất xứ từ Châu Âu.

Bạc hà cũng là loại câu thảo, thân có màu xanh hoặc tím. Bạc hà sống được nhiều năm, cao từ 10-60 cm, tối đa là 100 cm. Lá của cây bạc hà thường là lá đơn, hình trứng hoặc thon dài, mép lá hình răng cưa, dài từ 3-5 cm, rộng chừng 2-3 cm, mặt trên và dưới của lá có rất nhiều lông tơ nhỏ. Hoa của cây bạc hà thường có màu tím nhạt hoặc trắng hồng, mọc trên thân, dài khoảng 3-4 mm.

Thành phần hóa học của cây bạc hà gồm có: Menthone, menthol, menthyl acetate, isomenthone, limonene, camphene, pinene, rosmarinic, ethyl-n-Amylketone, d-Neomenthol, piperitone, pulegone, piperitenone…

Cây bạc hà

Cây bạc hà

Bạc hà được chia thành rất nhiều chủng loại khác nhau là: Bạc hà Âu, bạc hà Ginger mint, bạc hà táo, bạc hà Chocolate, bạc hà mèo và Mentha longifolia.

Dựa vào các thành phần hóa học của bạc hà có thể thấy đây là loại cây quý mà mỗi gia đình đều cần có. Cùng dầu dừa cô Ba tìm hiểu về những tác dụng quý giá của loại cây này nhé!.

Tác dụng bất ngờ của cây bạc hà

1. Trị cảm cúm, giảm ho

Trong bạc hà có rất nhiều hoạt chất tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe như vitamin B, Kali hay Canxi. Do đó khi bị cảm cúm hay ho chỉ cần dùng 6gr lá bạc hà hãm với nước sôi cùng 6gr lá kinh giới, 5gr phòng phong, 4gr bạch chỉ và 6gr hành hoa trong 20’. Uống khi ấm nóng, đảm bảo bạn sẽ thấy sức khỏe tốt hơn nhiều.

2. Giảm các triệu chứng hôi miệng

Để khắc phục tình trạng mất tự tin khi giao tiếp vì hôi miệng, bạn có thể dùng bạc hà. Bạn có thể uống 1 ly trà bạc hà ngay khi cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi hoặc đơn giản hơn là nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà.

3. Trị bệnh ngoài da

Bạc hà có tác dụng sát khuẩn rất tốt, đồng thời làm giảm ngứa cho một số bệnh ngoài da. Ngoài ra nếu dùng tinh dầu bạc hà bôi tại chỗ có thể làm giảm tình trạng đau dây thần kinh.

4. Làm sạch đường hô hấp

Nhờ tác dụng sát khuẩn và chống viêm, bạc hà có thể giúp làm sạch đường hô hấp. Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi đun sôi với nước và sử dụng để xông hơi trực tiếp sẽ giúp làm giảm các triệu chứng do viêm xoang gây ra.

5. Giảm cân

Nếu như chị em đang có nhu cầu giảm cân thì có thể sử dụng bạc hà như một nguyên liệu cực kỳ dễ tìm. Bởi khi sử dụng bạc hà sẽ khiến cho hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng và kích thích hệ tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn và rất hữu ích cho việc giảm cân.

6. Chữa tiêu chảy

Khi có dấu hiệu tiêu chảy hãy dùng ngay một vài lá bạc hà tươi ngâm trong nước sôi từ 5-10’ rồi uống. Lưu ý uống đều cho tới khi triệu chứng mất hoàn toàn để đạt hiệu quả cao nhất. Nguyên nhân bởi bạc hà có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, thay cho những enzym tiêu hóa giúp ngăn chặn tình trạng tiêu chảy.

7. Chữa chứng buồn nôn

Cũng với tác dụng như trên, khi sử dụng một ly trà bạc hà nóng hoặc nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào khăn và hít sẽ làm giảm cơn buồn nôn khi đi tàu xe.

8. Ngăn ngừa viêm loét dạ dày

Trong các nghiên cứu, tinh chất menthol ở bạc hà đã chứng minh được hiệu quả bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc thuốc giảm đau, hãy sử dụng thêm bạc hà nữa nhé.

9. Phòng ngừa ung thư

Cũng theo kết quả từ một số nghiên cứu đã cho thấy, trong bạc hà có chứa một số enzym có thể phòng ngừa ung thư hữu hiệu. Bởi những loại enzym này có tác dụng ngăn chặn việc cung cấp máu tới các khối u trong cơ thể con người.

10. Giảm stress, chữa trầm cảm

Nếu bạn đang gặp stress vì công việc thì hãy dùng ngay một chút trà bạc hà để làm giảm căng thẳng, ổn định tâm trạng và giúp cho giấc ngủ được ngon giấc hơn nhé.

Những lưu ý khi sử dụng cây bạc hà

  • Không sử dụng quá 0,4ml tinh dầu bạc hà trong 1 ngày. Bởi nếu dùng quá nhiều có thể gây ra nguy cơ co giật, phát ban, chóng mặt và nhức đầu.
  • Tuyệt đối không sử dụng bạc hà đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người huyết áp cao, người bị suy nhược toàn thân.
  • Đối với những người có tiền sử bị dị ứng với bạc hà có thể gặp phải tình trạng nổi mụn trong mũi hoặc miệng khi hít phải tinh dầu.
  • Không nên sử dụng bạc hà trong thời gian dài vì dễ gây hại cho sức khỏe, tổn thương tới cơ thể.

Cách trồng cây bạc hà

Xuất xứ của bạc hà là từ Châu Âu, nơi có khí hậu ôn đới, tuy nhiên với khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện khí hậu, cây vẫn có thể phát triển tốt tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bạn nên gây giống từ cây con thay vì dùng hạt giống.

Khi trồng bạn nên đặt ở nơi có ánh sáng tốt, ở ngoài trời và tưới lượng nước vừa phải hàng ngày.

Nếu không có sân vườn mà trồng trong nhà thì nên đem cây ra phơi nắng cách ngày 1 lần để cây phát triển tốt.

Để kiểm soát việc phát triển của cây, hãy tỉa từ đỉnh ngọn để cây ra nhiều lá hơn nhé. Lưu ý chỉ nên tỉa 1/3 lượng lá mỗi lần để cây có thể thời gian để phát triển tiếp.

Cứ cách 7-10 ngày nên bón cho cây 1 muỗng phân hữu cơ, không nên bón phân NPK ở sát gốc để tránh tình trạng làm rễ cây bị cháy.

Trên đây là một số thông tin mà dầu dừa cô Ba đã cung cấp, hy vọng qua đây bạn đã biết cách phân biệt bạc hà và rau húng, đồng thời, giúp bạn hiểu thêm về lợi ích tuyệt vời của cây bạc hà. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo trên trang web dầu dừa cô Ba để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích nhé!

 

Bài viết tham khảo